Ít nhất hơn 50% các doanh nhân khởi nghiệp sẽ thất bại sau năm đầu tiên, và 80% sẽ thất bại sau 10 năm nữa, chỉ có những doanh nghiệp thật sự mạnh mới tồn tại được.
Nhân đọc chuyên mục “Làm giàu” của VnExpress.net, tôi thấy các ý kiến của các anh và các bạn đều đáng trân trọng và thể hiện một sự khát khao cũng như một mối ưu tư về con đường sự nghiệp của bản thân. Lúc nào một vấn đề cũng có hai luồng ý kiến khác nhau và không hẳn là những ý kiến ấy trái ngược nhau, chỉ là những ý kiến ấy được đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế khác nhau của mỗi người khác nhau mà thôi.
Tôi hiện đang là sinh viên của trường kinh doanh của đại học quốc gia Singapore (một trong những trường kinh doanh của châu Á được công nhận trên thế giới). Trước đây tôi là cựu sinh viên của Đại học Ngoại Thương và cũng đã trăn trở về cái khái niệm làm giàu rất nhiều. Ngay từ khi học lớp 10, tôi đã bị cuốn hút vào cái thế giới đầy mê hoặc của một doanh nhân và say mê biết bao câu chuyện thành công của những doanh nhân thành đạt. 16 tuổi tôi đã “kinh doanh” (gọi là buôn bán thôi) và cũng kiếm được tiền trang trải cho tiêu xài cá nhân từ đó. Lúc ấy tôi là một con buôn chính hiệu: Một đồng vốn phải đẻ ra ba đồng lời, thuận mua vừa bán.
Thế rồi cái suy nghĩ con buôn ấy phát triển dần theo năm tháng khi tôi trưởng thành hơn và dần dần hình thành nên cái lối tư duy mà sách vở gọi là “tư duy doanh nhân”: Xã hội đang thiếu gì, mình sẽ phục vụ ai, mình sẽ buôn bán cái gì (hay kinh doanh lĩnh vực gì). Nghĩ đến đó tôi thấy quả thực cuộc đời không thật sự đơn giản như mình tưởng, muốn thoát kiếp con buôn và muốn trở thành một chủ doanh nghiệp thì phải đi học. Thế là tôi thi vào Ngoại thương, và sau này là trường kinh doanh của Đại học quốc gia Singapore với hy vọng sẽ được “rèn luyện” để trở thành một doanh nhân.
Nhưng tôi lầm! Cái mà họ bên này rèn và luyện tôi không phải là để cho ra lò một doanh nhân, mà họ rèn và đúc ra lò một người “thợ” có tố chất và suy nghĩ như một doanh nhân (entrepreneurship-centered). Và tôi là “thợ” thật, một anh “thợ” sẽ đi xin việc và làm việc cho ông chủ của mình không phải để nhận lương, mà để cho thấy giá trị của công việc của mình. Vòng đời của một tân cử nhân sẽ là như sau: “thợ” - chuyên viên - chuyên gia - quản lý cấp cao - hội đồng quản trị -... ?. Dấu hỏi chấm ở đây là giai đoạn cuối cùng của sự nghiệp của một cá nhân: Sẽ là một chủ doanh nghiệp của riêng mình? Hay là một nhà đầu tư cá nhân? Hay là sẽ là Chủ tịch HĐQT của chính công ty mình đã làm thuê?
Viết ra như vậy để thấy rằng mối quan hệ “thợ” - ông chủ là một mối quan hệ nhiều lớp và từ “thợ” trở thành ông chủ đòi hỏi thời gian, tiền bạc và rất nhiều kinh nghiệm. Ở hai cực của mối quan hệ ấy thì bản chất vị trí còn rõ ràng, nhưng ở giữa mối quan hệ ấy và nếu cận trên thì một cá nhân tuy không sở hữu doanh nghiệp ấy hay sở hữu một phần cũng có những ảnh hưởng quyền lực nhất định và có thể coi là những “ông chủ” không chính thức.
Sau đây là một số những điểm chung mà tôi nhận thấy khi quan sát các câu chuyện thành công trên thế giới và ở Việt Nam:
1. Các ông chủ của các công ty lớn khi lập nghiệp đa số là “thợ” hoặc có tư chất là “thợ” giỏi .
2. Các ông chủ của các công ty lớn (kể cả cổ đông) hầu hết đều trên 50 tuổi.
3. Chỉ một số nhỏ các ông chủ hiện giờ là do thừa hưởng, một số khác là do mua lại và số còn lại được bầu do HĐQT.
4. Ít nhất hơn 50% các doanh nhân khởi nghiệp sẽ thất bại sau năm đầu tiên, và 80% sẽ thất bại sau 10 năm nữa, chỉ có những doanh nghiệp thật sự mạnh mới tồn tại được.
5. Số lượng doanh nghiệp thì nhiều, nhưng số lượng các DN có lợi nhuận thì không nhiều.
Có bốn câu nói mà tôi luôn trăn trở khá nhiều:
1. Phi thương thì bất phú: Ông bà ta dạy rất đúng, không kinh doanh thì không thể làm giàu được. Tuy nhiên tôi chỉ xem câu này như là một lời khuyên chung của tiền bối liên quan đến việc làm giàu. Tôi nghĩ thế này, ngày xưa “thương” chỉ đơn thuần là lái buôn, tức trao đổi hang hóa. Không phủ nhận tầm quan trọng của thương mại, nhưng tôi luôn hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi xã hội thiếu “thợ” thừa thương? Tức người làm ra thì ít mà kẻ buôn thì nhiều. Điều này có liên quan đến câu nói thứ hai của thôi.
2. Xã hội cần có “thợ” và đủ “thợ” để sản sinh ra một ông chủ: Câu nói thứ hai này liên quan đến chất lượng của “thợ” tức là người trực tiếp làm ra của cải vật chất. Suy rộng ra điều này có liên quan đến sức mạnh của doanh nghiệp Việt Nam và sức mạnh của nền kinh tế Việt Nam. Chỉ khi nào sản phẩm dư thừa, công nghệ hiện đại, sản xuất vượt trội (tức “thợ” giỏi) thì doanh nghiệp mới vững mạnh và tăng trưởng (tức chủ giỏi) và khi đó thương lái mới có cơ hội để mở rộng giao thương và phân phối hàng hóa.
Tôi nghĩ Việt Nam đang phát triển, tức cần rất nhiều đầu tư cho cơ sở hạ tầng, công nghệ, viễn thông, giao thông rồi xây dựng…tức là chúng ta cần rất nhiều kỹ sư để đảm đương việc kiến thiết cái nền móng cho xã hội. Đây là nhu cầu của nền kinh tế, cũng là nhu cầu của nhà tuyển dụng và phải coi đây là nhu cầu đào tạo “thợ” cứng của giáo dục Việt Nam. Hiện nay công tác tuyển sinh và đào tạo còn ồ ạt, thí sinh thì chọn những nghề thật oách và kiếm nhiều tiền mà quên đi nhu cầu của nền kinh tế. Vẫn còn thiếu rất nhiều những công ty mạnh trong những lĩnh vực xương xẩu, trong khi đội ngũ doanh nhân và thương lái thì tăng một cách không tương xứng sẽ dẫn đến cái tình trạng gọi là “khủng hoảng kép” (thừa chủ, thiếu thợ).
3. Người “thợ” giỏi làm cho người giàu giỏi. Đây là mối quan hệ truyền thống lâu đời trong tuyển dụng. Tôi không chắc là có vấn đề gì từ cái đẳng thức này không, nhưng sự đời thì sẽ mãi luôn như vậy. Nhiều người nghĩ rằng nếu họ giỏi thế thì sao họ phải đi làm thuê cho ông chủ của họ. Nhưng họ quên mất một điều là họ giỏi ở vị trí là một người “thợ”. Khi họ ra làm chủ, họ sẽ thuê mướn lao động nhưng không có gì chắc chắn “thợ” của họ sẽ giỏi như họ. Rồi đến phiên những người “thợ” này rời bỏ họ và làm cho những ông chủ khác hay trở thành những ông chủ, họ cũng sẽ thuê mướn những người “thợ” khác. Và điều làm nên sự khác biệt giữa một ông chủ thành công và chưa thành công thiết nghĩ hoàn toàn được phản ánh trong cái mối quan hệt chủ - thợ ấy: Ai có nhiều “thợ” giỏi hơn người đó sẽ dễ thành công hơn. Suy rộng ra, tại sao họ có nhiều “thợ” giỏi hơn tôi? Có thể họ có cái mà tôi không có, như “bí kíp làm ông chủ” chẳng hạn. Mối quan hệ trên còn đề cập đến sự trung thành, chữ “tín” và cách đối nhân xử thế giữa người chủ và người làm thuê, làm sao để người “thợ” giỏi luôn bên mình mới là một ông chủ giỏi.
4. Muốn làm chủ thì hãy làm “thợ”: Viết tiếp câu nói thứ ba, cũng là để hoàn tất cái vòng thăng tiến sự nghiệp. Nói như thế không có nghĩa là xã hội không cần những doanh nhân mới. Cần lắm chứ. Nhưng cái sự làm doanh nhân nó cũng như là cái sự luyện võ vậy, cũng phải có trường lớp, bài bản, kinh nghiệm và khổ luyện từ một võ sinh đai trắng cho đến một võ sư có một võ đường riêng. Nếu chỉ muốn có một võ đường riêng thì không cần phải luyện tập cực khổ, tiền bạc có thể mua được. Tuy nhiên chỉ cần có tinh thần võ hiệp và cao thượng, một người học võ chân chính đã là một võ sư của chính mình. Tức là trên cái con đường thăng tiến và lập nghiệp ấy, chỉ cần ta có thể nuôi sống ta bằng một nghề (tức là “thợ), có tư duy của một doanh nhân và hướng về cộng đồng thì ta đã có tố chất của một doanh nhân rồi. Công việc khởi nghiệp có thể rủi ro, nhưng rủi ro với doanh nhân cũng là nơi mang lại lợi nhuận.
Ta không cần sở hữu một công ty, nhưng chỉ cần ta có thể quản lý tài sản và tiền bạc của cá nhân và gia đình và làm nó tăng trưởng, ta cũng đã là một nhà đầu tư không chính thức rồi.
Tuesday, February 23, 2010
Saturday, February 20, 2010
Tín đồ doanh nhân
Chưa bao giờ tôi thấy các doanh nhân quan tâm đến tâm linh, đến phong thủy như hiện nay. Tôi đã phỏng vấn 104 người trước khi viết bài này và có đến 98 doanh nhân trả lời rằng có quan tâm.
> Bài viết cùng tác giả: Xem tại đây
Trong đó 86 người khẳng định rằng rất quan tâm đến vấn đề tâm linh. Đây có phải là chuyện ngẫu nhiên?
Doanh nhân là những người điều hành, quản lý doanh nghiệp, lo việc kinh doanh của doanh nghiệp. Họ là những người chịu trách nhiệm kiếm tiền cho doanh nghiệp và tìm mọi cách để doanh nghiệp phát triển. Từng nước, tỷ lệ doanh nhân có khác nhau nhưng theo tôi biết con số này thường dao động từ 5% đến 22% dân số quốc gia.
Doanh nhân làm việc với thị trường, vì thị trường là môi trường để kinh doanh. Trong thế kỷ XXI này, mỗi doanh nhân phải có trí tuệ, sức khỏe, có chí, có thần kinh vững để chèo lái con đường sự nghiệp vì lợi ích của công ty, của đất nước và chính họ. Họ không chỉ là những nhà trí thức thực thụ mà còn có chuyên môn sâu, có hiểu biết trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có các mối quan hệ rộng.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng (áo vàng) tham gia khóa thiền cùng các doanh nhân. Ảnh: P.H.
Doanh nhân Việt Nam thuộc loại trẻ hàng đầu thế giới. Doanh nhân dưới 50 tuổi của nước ta chiếm đến gần 60% và con số này vẫn có chiều hướng gia tăng.
Nói chung, khi nói đến doanh nhân chúng ta thường hiểu họ là những người lắm của, nhiều tiền, có cuộc sống sung túc. Số lượng tài sản mà các doanh nhân nắm giữ chiếm một phần đáng kể tổng tài sản quốc gia. Họ chính là xương sống cho nền kinh tế của đất nước. Có người nói không sai rằng chính các doanh nhân là người chủ thực sự của đất nước. Vậy, tại sao doanh nhân thời nay quan tâm đến tâm linh và họ đang làm gì trong lĩnh vực tâm linh?
Đọc một số sách và tài liệu nước ngoài tôi được biết rằng bệnh của thế kỷ XXI là rối loạn chuyển hóa. Chính rối loạn chuyển hóa sinh ra bao nhiêu loại bệnh khác, trong đó có nhiều bệnh nan y như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, mỡ máu… Khi bị căng thẳng, khi bị sức áp quá lớn, khi ngày đêm bị stress, các doanh nhân rất có nguy cơ bị đủ các thứ bệnh. Sự thiếu cân bằng chắc chắn là một trong các nguyên nhân gây ra các bệnh về rối loạn chuyển hóa.
Có một câu chuyện nửa đùa nửa thật mà tôi đã kể nhiều lần, rằng khi một công dân trái đất hỏi Chúa Trời về nhận xét của Ngài với loài người. Chúa Trời trả lời rằng, loài người ở trái đất là ngu dốt. Công dân trái đất hết đỗi ngạc nhiên. Chúa Trời nói rằng loài người tiêu phí sức khỏe của mình trong thời trai trẻ để kiếm tiền, kiếm thật nhiều tiền và để rồi khi lớn tuổi dùng toàn bộ tiền bạc kiếm được để “mua” lại sức khỏe, nhưng đã không kịp. Doanh nhân là những người phung phí sức khỏe thời trai tráng thuộc loại bậc nhất. Và khi về già, cuộc sống của họ sẽ ra sao?
Trong sự nghiệp kinh doanh của mình, phần lớn doanh nhân ngày đêm nhìn thấy tiền. Họ ăn với chữ “tiền”, ngủ với tiền. Mơ cũng toàn thấy tiền và tiền. Nhiều doanh nhân dành hết thời gian, cả ngày lẫn đêm để làm ra tiền vì họ khát khao làm ra tiền, nhiều tiền, cho họ và doanh nghiệp của họ. Tiền rất tốt cho cuộc sống. Tuy nhiên tiền cũng như lửa - có 2 mặt của nó. Những từ như “tiền bạc”, “tiền tệ” chúng ta rất hay được nghe. Nhưng tiền cũng rất bạc bẽo, tiền cũng rất tệ. Chính vì vậy nhiều doanh nhân cũng đã chết vì tiền, chết cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Chính vì sự xoay vần trong kinh doanh và lãnh đạo doanh nghiệp mà doanh nhân rất cần có cuộc sống cân bằng. Họ cần ngộ ra để biết rằng tiền cũng chỉ là một phần của cuộc sống, rằng hạnh phúc và bình an rất quan trọng trong sự nghiệp của họ. Chính vì vậy tâm linh rất cần thiết đối với doanh nhân.
Ngày nay nhiều doanh nhân đã thật sự dựa vào tâm linh để sống và làm việc. Tâm linh giúp cho doanh nhân gieo vào tâm của mình tư duy đúng - mang lợi ích cho mọi người xung quanh, cho cả doanh nghiệp, trong đó có mình. Khi doanh nhân đi theo con đường tâm linh, họ luôn có mong muốn để mỗi cá nhân, cả doanh nghiệp, mọi đối tác được giàu có và thành đạt, được hạnh phúc và bình an.
Nhiều người hỏi tôi, tại sao các doanh nhân có nhiều tiền lắm của, quyền lực lớn vậy mà vẫn tìm đến với tâm linh. Xin thưa, con người chúng ta, dù có chức vụ cao thế nào, dù có nhiều tiền đến đâu vẫn luôn tìm cho mình chỗ dựa. Doanh nhân lại càng như vậy. Nhất là những khi chịu sức ép lớn, trách nhiệm cao, khi có quá nhiều vấn đề cần giải quyết. Chúng tôi cũng muốn dựa vào đâu đó, vào ai đó. Nhiều người đã tìm đến đức Phật, đức Chúa, đức Thánh… Một số đã tìm ra chỗ dựa tâm linh cao nhất - dựa vào chính mình, chính nội lực và tâm của mình. Tâm linh giúp doanh nhân có chỗ dựa.
Bạn có thể thắc mắc rằng sự khác biệt trong vấn đề tâm linh của doanh nhân là gì. Theo tôi các doanh nhân thường tin và có niềm tin một cách chọn lọc. Họ thường tin vào những gì mang tính khoa học, có tính thuyết phục, logic. Doanh nhân không tin mù quáng. Để doanh nhân tin vào cái gì đó không dễ. Những gì họ tin thường đã được kiểm chứng và có tính thuyết phục cao. Và một khi đã tin rồi, niềm tin có sức mạnh rất lớn đối với họ. 67% doanh nhân được phỏng vấn cho rằng đức tin đã giúp cho họ thành công trong các dự án, công trình. 73% người được hỏi cho biết sức mạnh vô hình, sức mạnh từ nội tâm đã giúp họ vượt qua nhiều khó khăn tưởng chừng không thể qua nổi.
Khoảng đời sống tâm linh, các doanh nhân giàu có họ luôn nghĩ đến việc dùng những đồng tiền của mình như thế nào để mang lại nhiều hơn lợi ích cho cộng đồng, cho xã hội. Những doanh nhân tâm linh hiểu rất rõ luật nhân quả, hiểu ý nghĩa của việc cho và nhận. Nhờ tâm linh mà họ biết cách để tự quản lý nghiệp của chính mình. Những doanh nhân giàu có thường sẻ chia sự giàu của mình với xã hội, với cộng động. Doanh nhân Việt Nam chúng ta tham gia rất tích cực vào công tác từ thiện. Có được như vậy là nhờ những hiểu biết và việc áp dụng tâm linh vào cuộc sống.
Ngày nay nhiều doanh nhân áp dụng sâu sắc triết lý đạo Phật trong kinh doanh. Ở TP HCM có các CLB như Doanh nhân Phật tử, thiền, yoga... Doanh nhân và giới tri thức tham gia rất đông. Nhiều khóa tu dành riêng cho doanh nhân đã được tổ chức và đã mang lại những lợi ích rất lớn và thiết thực. Chính nhờ những chương trình tâm linh như vậy các doanh nhân đã hiểu rõ chính mình, tìm thấy chính mình, để tâm hồn mình lắng đọng, để có thời gian ngẫm nghĩ về công việc, về cách làm ăn của mình, để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra, để tránh tối đa những gian lận, những việc làm có thể mang hậu quả dài lâu cho xã hội và chính doanh nghiệp của mình.
Bản chất kinh doanh là mang lại lợi ích, lợi ích cho chính mình và cộng đồng. Chính nhờ hiểu rõ giá trị của tâm linh mà các doanh nhân đã không chấp nhận kinh doanh bằng mọi giá, không dùng các mánh khóe, thủ đoạn để làm giàu. Nhờ hiểu biết về tâm linh mà các doanh nhân kiếm tiền đích thực bằng trái tim, khối óc, sức lực và trí tuệ của mình và của cả tập thể. Họ biết rất rõ rằng mật pháp để kinh doanh thành công và bền vững là thật tâm, là bằng cái tâm chân chính của mình.
Tôi tin rằng, nhân dịp đầu xuân mới này, mỗi doanh nhân có cơ hội ngồi lại nhìn sâu thẳm vào chính tâm can của mình để hiểu mình đã và đang làm gì. Tôi tin rằng đa số các doanh nhân Việt Nam chúng ta trong những ngày năm mới này vẫn dựa vào tâm linh, vào tâm sáng của mình để làm giàu nhiều hơn, mang lại lợi ích cho chính mình và xã hội lớn hơn. Có tâm thì sẽ có linh. Với tâm linh, không chỉ các doanh nhân sẽ có cuộc sống sung túc và hạnh phúc. Tôi mong rằng năm con hổ sẽ là một tín hiệu tâm linh rất tốt đối với tất cả và mỗi doanh nhân Việt Nam chúng ta.
Nguyễn Mạnh Hùng
Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Thái Hà Books
> Bài viết cùng tác giả: Xem tại đây
Trong đó 86 người khẳng định rằng rất quan tâm đến vấn đề tâm linh. Đây có phải là chuyện ngẫu nhiên?
Doanh nhân là những người điều hành, quản lý doanh nghiệp, lo việc kinh doanh của doanh nghiệp. Họ là những người chịu trách nhiệm kiếm tiền cho doanh nghiệp và tìm mọi cách để doanh nghiệp phát triển. Từng nước, tỷ lệ doanh nhân có khác nhau nhưng theo tôi biết con số này thường dao động từ 5% đến 22% dân số quốc gia.
Doanh nhân làm việc với thị trường, vì thị trường là môi trường để kinh doanh. Trong thế kỷ XXI này, mỗi doanh nhân phải có trí tuệ, sức khỏe, có chí, có thần kinh vững để chèo lái con đường sự nghiệp vì lợi ích của công ty, của đất nước và chính họ. Họ không chỉ là những nhà trí thức thực thụ mà còn có chuyên môn sâu, có hiểu biết trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có các mối quan hệ rộng.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng (áo vàng) tham gia khóa thiền cùng các doanh nhân. Ảnh: P.H.
Doanh nhân Việt Nam thuộc loại trẻ hàng đầu thế giới. Doanh nhân dưới 50 tuổi của nước ta chiếm đến gần 60% và con số này vẫn có chiều hướng gia tăng.
Nói chung, khi nói đến doanh nhân chúng ta thường hiểu họ là những người lắm của, nhiều tiền, có cuộc sống sung túc. Số lượng tài sản mà các doanh nhân nắm giữ chiếm một phần đáng kể tổng tài sản quốc gia. Họ chính là xương sống cho nền kinh tế của đất nước. Có người nói không sai rằng chính các doanh nhân là người chủ thực sự của đất nước. Vậy, tại sao doanh nhân thời nay quan tâm đến tâm linh và họ đang làm gì trong lĩnh vực tâm linh?
Đọc một số sách và tài liệu nước ngoài tôi được biết rằng bệnh của thế kỷ XXI là rối loạn chuyển hóa. Chính rối loạn chuyển hóa sinh ra bao nhiêu loại bệnh khác, trong đó có nhiều bệnh nan y như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, mỡ máu… Khi bị căng thẳng, khi bị sức áp quá lớn, khi ngày đêm bị stress, các doanh nhân rất có nguy cơ bị đủ các thứ bệnh. Sự thiếu cân bằng chắc chắn là một trong các nguyên nhân gây ra các bệnh về rối loạn chuyển hóa.
Có một câu chuyện nửa đùa nửa thật mà tôi đã kể nhiều lần, rằng khi một công dân trái đất hỏi Chúa Trời về nhận xét của Ngài với loài người. Chúa Trời trả lời rằng, loài người ở trái đất là ngu dốt. Công dân trái đất hết đỗi ngạc nhiên. Chúa Trời nói rằng loài người tiêu phí sức khỏe của mình trong thời trai trẻ để kiếm tiền, kiếm thật nhiều tiền và để rồi khi lớn tuổi dùng toàn bộ tiền bạc kiếm được để “mua” lại sức khỏe, nhưng đã không kịp. Doanh nhân là những người phung phí sức khỏe thời trai tráng thuộc loại bậc nhất. Và khi về già, cuộc sống của họ sẽ ra sao?
Trong sự nghiệp kinh doanh của mình, phần lớn doanh nhân ngày đêm nhìn thấy tiền. Họ ăn với chữ “tiền”, ngủ với tiền. Mơ cũng toàn thấy tiền và tiền. Nhiều doanh nhân dành hết thời gian, cả ngày lẫn đêm để làm ra tiền vì họ khát khao làm ra tiền, nhiều tiền, cho họ và doanh nghiệp của họ. Tiền rất tốt cho cuộc sống. Tuy nhiên tiền cũng như lửa - có 2 mặt của nó. Những từ như “tiền bạc”, “tiền tệ” chúng ta rất hay được nghe. Nhưng tiền cũng rất bạc bẽo, tiền cũng rất tệ. Chính vì vậy nhiều doanh nhân cũng đã chết vì tiền, chết cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Chính vì sự xoay vần trong kinh doanh và lãnh đạo doanh nghiệp mà doanh nhân rất cần có cuộc sống cân bằng. Họ cần ngộ ra để biết rằng tiền cũng chỉ là một phần của cuộc sống, rằng hạnh phúc và bình an rất quan trọng trong sự nghiệp của họ. Chính vì vậy tâm linh rất cần thiết đối với doanh nhân.
Ngày nay nhiều doanh nhân đã thật sự dựa vào tâm linh để sống và làm việc. Tâm linh giúp cho doanh nhân gieo vào tâm của mình tư duy đúng - mang lợi ích cho mọi người xung quanh, cho cả doanh nghiệp, trong đó có mình. Khi doanh nhân đi theo con đường tâm linh, họ luôn có mong muốn để mỗi cá nhân, cả doanh nghiệp, mọi đối tác được giàu có và thành đạt, được hạnh phúc và bình an.
Nhiều người hỏi tôi, tại sao các doanh nhân có nhiều tiền lắm của, quyền lực lớn vậy mà vẫn tìm đến với tâm linh. Xin thưa, con người chúng ta, dù có chức vụ cao thế nào, dù có nhiều tiền đến đâu vẫn luôn tìm cho mình chỗ dựa. Doanh nhân lại càng như vậy. Nhất là những khi chịu sức ép lớn, trách nhiệm cao, khi có quá nhiều vấn đề cần giải quyết. Chúng tôi cũng muốn dựa vào đâu đó, vào ai đó. Nhiều người đã tìm đến đức Phật, đức Chúa, đức Thánh… Một số đã tìm ra chỗ dựa tâm linh cao nhất - dựa vào chính mình, chính nội lực và tâm của mình. Tâm linh giúp doanh nhân có chỗ dựa.
Bạn có thể thắc mắc rằng sự khác biệt trong vấn đề tâm linh của doanh nhân là gì. Theo tôi các doanh nhân thường tin và có niềm tin một cách chọn lọc. Họ thường tin vào những gì mang tính khoa học, có tính thuyết phục, logic. Doanh nhân không tin mù quáng. Để doanh nhân tin vào cái gì đó không dễ. Những gì họ tin thường đã được kiểm chứng và có tính thuyết phục cao. Và một khi đã tin rồi, niềm tin có sức mạnh rất lớn đối với họ. 67% doanh nhân được phỏng vấn cho rằng đức tin đã giúp cho họ thành công trong các dự án, công trình. 73% người được hỏi cho biết sức mạnh vô hình, sức mạnh từ nội tâm đã giúp họ vượt qua nhiều khó khăn tưởng chừng không thể qua nổi.
Khoảng đời sống tâm linh, các doanh nhân giàu có họ luôn nghĩ đến việc dùng những đồng tiền của mình như thế nào để mang lại nhiều hơn lợi ích cho cộng đồng, cho xã hội. Những doanh nhân tâm linh hiểu rất rõ luật nhân quả, hiểu ý nghĩa của việc cho và nhận. Nhờ tâm linh mà họ biết cách để tự quản lý nghiệp của chính mình. Những doanh nhân giàu có thường sẻ chia sự giàu của mình với xã hội, với cộng động. Doanh nhân Việt Nam chúng ta tham gia rất tích cực vào công tác từ thiện. Có được như vậy là nhờ những hiểu biết và việc áp dụng tâm linh vào cuộc sống.
Ngày nay nhiều doanh nhân áp dụng sâu sắc triết lý đạo Phật trong kinh doanh. Ở TP HCM có các CLB như Doanh nhân Phật tử, thiền, yoga... Doanh nhân và giới tri thức tham gia rất đông. Nhiều khóa tu dành riêng cho doanh nhân đã được tổ chức và đã mang lại những lợi ích rất lớn và thiết thực. Chính nhờ những chương trình tâm linh như vậy các doanh nhân đã hiểu rõ chính mình, tìm thấy chính mình, để tâm hồn mình lắng đọng, để có thời gian ngẫm nghĩ về công việc, về cách làm ăn của mình, để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra, để tránh tối đa những gian lận, những việc làm có thể mang hậu quả dài lâu cho xã hội và chính doanh nghiệp của mình.
Bản chất kinh doanh là mang lại lợi ích, lợi ích cho chính mình và cộng đồng. Chính nhờ hiểu rõ giá trị của tâm linh mà các doanh nhân đã không chấp nhận kinh doanh bằng mọi giá, không dùng các mánh khóe, thủ đoạn để làm giàu. Nhờ hiểu biết về tâm linh mà các doanh nhân kiếm tiền đích thực bằng trái tim, khối óc, sức lực và trí tuệ của mình và của cả tập thể. Họ biết rất rõ rằng mật pháp để kinh doanh thành công và bền vững là thật tâm, là bằng cái tâm chân chính của mình.
Tôi tin rằng, nhân dịp đầu xuân mới này, mỗi doanh nhân có cơ hội ngồi lại nhìn sâu thẳm vào chính tâm can của mình để hiểu mình đã và đang làm gì. Tôi tin rằng đa số các doanh nhân Việt Nam chúng ta trong những ngày năm mới này vẫn dựa vào tâm linh, vào tâm sáng của mình để làm giàu nhiều hơn, mang lại lợi ích cho chính mình và xã hội lớn hơn. Có tâm thì sẽ có linh. Với tâm linh, không chỉ các doanh nhân sẽ có cuộc sống sung túc và hạnh phúc. Tôi mong rằng năm con hổ sẽ là một tín hiệu tâm linh rất tốt đối với tất cả và mỗi doanh nhân Việt Nam chúng ta.
Nguyễn Mạnh Hùng
Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Thái Hà Books
Subscribe to:
Posts (Atom)